» Luật cờ tướng Việt Nam cơ bản, người chơi cần phải biết
Luật cờ tướng Việt Nam cơ bản, người chơi cần phải biết

Cờ tướng là một trò chơi có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và khi gia nhập vào mỗi khu vực, vào mỗi quốc gia, luật chơi bộ môn này lại có sự thay đổi. Kể cả ở một nước đồng văn như nước ta, chúng cũng có ít nhiều đổi khác. Vậy luật cờ tướng Việt Nam hiện nay như thế nào?

>> Game bài đổi thưởng online uy tín nhất 

Luật đi quân trong cờ tướng Việt Nam

Trên bàn cờ tướng có tất cả 32 quân chia đều cho 2 đối thủ. Mỗi quân cờ đều phải tuân theo quy định đi quân.

Luật đi quân

  • Các quân cờ sẽ được sắp xếp ở vị trí nhất định của mình. Chúng chỉ được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo đúng quy định luật đi của mình.
  • Mỗi nước đi, mỗi bên chỉ được di chuyển duy nhất một quân cờ.
  • Hai bên luân phiên thứ tự đi cho tới khi tuyên bố ván cờ kết thúc.

Cách đi của từng loại quân

32 quân cờ được chia thành 7 loại khác nhau và tuân theo luật di chuyển như sau:

  • Tướng: Quân tướng chỉ được di chuyển, đi lại theo hàng dọc, ngang hoặc chéo trong phạm vi cung Tướng của mình. Mỗi nước đi chỉ đi từng ô một.
  • Sĩ: di chuyển từng bước một theo đường chéo trong ô cung Tướng.
  • Tượng: chỉ được phép di chuyển trong địa phận của mình. Mỗi nước đi chéo hai bước. Nếu có quân khác đứng ở giữa thì quân Tượng không đi được do bị cản.
  • Xe: đi dọc hoặc ngang.
  • Mã: đi theo đường chéo hình chữ nhật tạo thành bởi 2 ô vuông liền kề nhau. Nếu có quân cờ khác ở ngay bên cạnh thì quân Mã bị chặn, không đi được.
  • Pháo: đi ngang, dọc giống xe khi không bắt quân. Nếu đi bắt quân của đối phương thì cần phải có một quân khác trên đường đi để làm ngòi. Nếu không có ngòi hoặc có từ 2 ngòi trở lên thì không bắt được quân của đối thủ.
  • Tốt: mỗi nước đi một bước, tiến tới khi qua sông. Khi qua sông, sang nửa bàn cờ bên kia, Tốt được thêm quyền đi ngang.

Một số thuật ngữ trong luật cờ tướng Việt Nam

Trong luật cờ tướng quốc tế cũng như tại Việt Nam có một số thuật ngữ cơ bản, bạn cần phải nắm được. Như:

  • Chiếu tướng: đây là nước đi làm cho tướng của đối phương sẽ bị bắt ngay trong nước tiếp theo.
  • Thí quân: một quân cờ di chuyển tới vị trí nó có thể bắt được quân cùng loại của đối phương. Đồng thời, tại đó, quân đối phương cũng có thể bắt lại nó.
  • Đuổi quân: là nước di chuyển quân cờ tới vị trí nó có thể bắt được quân cờ khác của đối thủ trong nước tiếp theo.

 

Luật bắt quân trong cờ tướng

Bắt quân là một việc diễn ra phổ biến trên bàn cờ tướng. Vậy chúng tuân thủ theo quy tắc nào? Đó là:

  • Một quân đi tới điểm khác theo đúng luật đi mà tại đó đang có quân của đối phương thì được quyền bắt quân, chiếm giữ vị trí đó.
  • Không được phép bắt quân của bên mình. Người chơi chỉ có thể để đối phương bắt quân bên mình hoặc chủ động hiến quân cho đối thủ.
  • Một khi quân cờ đã bị bắt thì sẽ bị loại và nhấc ra khỏi bàn cờ.

Quy tắc phán xử chung khi chơi cờ tướng

Khi nắm bắt được cách đi của các quân cờ cũng như một số thuật ngữ chung, tiếp đến, chúng ta tìm hiểu về quy tắc phán xử chung thường gặp trong luật thi đấu cờ tướng.

Trường hợp xử hòa

Trận đấu được tính là hòa cờ trong một số trường hợp sau:

  • Một trong 2 người chơi không thay đổi nước đi của mình. Như chiếu dai, đuổi dai.
  • Không có bên nào có thể thắng cờ.
  • Một bên cầu hòa, bên kia đồng ý.

Trường hợp xử thắng cờ

Được tính là thắng cờ nếu:

  • Chiếu bí được Tướng của đối thủ.
  • Vây, bắt được Tướng.
  • Đối phương chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi mà không thay đổi nước đi.
  • Đối thủ phạm luật cấm.
  • Đối thủ tự xin thua.

Trên đây là những quy định cơ bản trong luật cờ tướng Việt Nam hiện nay được https://sieukeo.live/ tổng hợp lại. Việc nắm bắt, hiểu đúng luật cơ bản đó sẽ giúp bạn giành được chiến thắng về mình khi tham gia trò chơi trí tuệ mang đẳng cấp thế giới này.