» Nguồn gốc cờ tướng, những bí ẩn nay được bật mí
Nguồn gốc cờ tướng, những bí ẩn nay được bật mí

Cờ tướng, một trò chơi trí tuệ phổ biến tại thế giới, trong đó có Việt Nam. Số lượng người chơi, yêu thích, đam mê trò chơi này ngày một gia tăng. Tuy nhiên, được nhiều người ưa thích là thế nhưng nguồn gốc cờ tướng bắt nguồn từ đâu lại chẳng có mấy ai trả lời được. Vậy rốt cuộc, cờ tướng từ đâu mà ra?

>> Game bài đổi thưởng online uy tín nhất

Nguồn gốc cờ tướng từ đâu?

Cho tới hiện nay, rất nhiều người khi được hỏi về nguồn gốc cờ tướng vẫn trả lời là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế lại không phải vậy.

Nguồn gốc cờ tướng là từ Saturanga. Một loại cờ cổ do phát minh của người Ấn Độ xưa từ thế kỷ thứ V tới thế kỷ VI. Sau đó, cờ Saturanga được du nhập tới nhiều châu lục trên thế giới. Khi đi về phương Tây, chúng được phát triển thành trò chơi cờ vua. Còn khi du nhập về phương Đông, chúng phát triển thành cờ tướng.

Nguồn gốc của tên gọi “Cờ Tướng”

Chúng ta có thể thấy, bàn cờ tướng là một trận địa vô cùng sinh động. Chúng hội tụ đủ các loại binh chủng trên chiến trường. Tướng có, quân có, công có, thủ có, sông có, cung cấm cũng có. Một hình tượng quốc gia phương Đông hoàn chỉnh thu nhỏ. Do đó, người Trung Hoa đã đặt tên cho loại cờ này là Tượng Kỳ. Trong đó, “Tượng” nghĩa là hình tượng, “Kỳ” là cờ. Hiểu đầy đủ là bàn cờ có đầy đủ ý nghĩa được thể hiện thông qua các hình tượng.

Tuy nhiên, một số tài liệu khác lại lý giải về tên gọi này như sau: trong Saturanga có quân voi mà Trung Hoa lại không có voi nên người Trung Hoa xưa đã gọi bằng “tượng kỳ”. Với mục đích để nhắc tới một loại cờ lạ có con voi.

Còn ở Việt Nam, nước ta, từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng. Bởi trong bàn cờ, quân Tướng là quân cầm đầu, đóng vai trò quan trọng nhất. Một cách lý giải đậm chất ngôn ngữ Việt, dễ hiểu lại gần gũi.

Sự cải tiến của cờ tướng so với cờ Saturanga

Khi du nhập vào Trung Quốc, cờ Saturanga đã được cải tiến đi rất nhiều.

Cách đặt bàn cờ

Quân cờ được đặt vào các giao điểm của đường kẻ ngang và đường dọc. Do đó, số điểm đi quân tăng từ 64 lên 81. Vua ở chính giữa trục của bàn cờ, đảm bảo tính cân đối cho hai bên.

Bổ sung thêm Cửu cung

Một quốc gia có vua thì phải có cung cấm. Vua và quân sĩ bảo vệ nhà Vua không được đi lung tung giống như trong cờ Saturanga trước đây. Do đó, một khu vực Cửu cung đã được đặt thêm vào bàn cờ.

Hình dáng quân cờ

Hình dáng quân cờ Saturanga nói lên rõ địa vị của mình. Còn cờ tướng lại có hình dáng giống hệt nhau và dùng chữ Hán viết lên trên để nhận dạng.

Xuất hiện thêm quân Pháo và khu vực sông

Vào cuối thời nhà Đường, quân Pháo được bổ sung thêm vào bàn cờ tướng. Cùng với đó là “Sở hà Hán giới” (sông ngăn cách giữa bàn cờ) cũng được ra đời. Chúng tạo thêm không gian, ngăn cách giữa 2 bên cũng như tăng thêm 9 điểm đặt quân nữa.

Điểm khác biệt giữa cờ tướng và cờ vua

Như đã nói ở trên, cờ Saturanga đi về 2 phương hình thành 2 loại cờ khác nhau: cờ tướng và cờ vua. Dù có chung nguồn gốc nhưng do sự khác biệt lớn về văn hóa phương Đông và phương Tây nên hai loại cờ này cũng có rất nhiều điểm không giống nhau.

 

Hình dáng bàn cờ

Bàn cờ vua gồm 8 hàng ngang và 8 cột dọc, tạo thành một bàn cờ vuông có 64 ô. Còn bàn cờ tướng với 9 hàng dọc, 10 hàng ngang, tạo thành một bàn cờ hình chữ nhật.

Hơn nữa, trong bàn cờ tướng còn có khu vực gọi là Cửu cung và ranh giới 2 bên – Hà. Nhưng trong cờ vua thì lại không hề có 2 địa phận này.

>>>>> Click ngay để biết cách Soi Kèo chính xác nhất

Cách di chuyển

Trong cờ vua, các quân cờ dùng các ô để di chuyển. Quân Vua có thể chạy khắp bàn cờ. Còn cờ tướng lại dùng các đường để di chuyển. Và quân Tướng chỉ có thể đi trong phạm vi Cửu cung của mình mà thôi.

Như vậy, trên đây bài viết đã cung cấp tới bạn đọc nguồn gốc cờ tướng. Cũng như các thông tin thú vị liên quan khác. Hy vọng qua đó, bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bộ môn trí tuệ này